Hỏi đáp
Lặn sử dụng bình dưỡng khí là một phương thức lặn dưới nước, trong đó thợ lặn sử dụng thiết bị thở độc lập dưới nước (thiết bị lặn) hoàn toàn tách biệt với nguồn cung cấp trên bề mặt để thở dưới nước. Đây là một môn thể thao thú vị và sẽ giúp bạn có thêm những trải nghiệm mới mẻ ở môi trường vốn không phải là môi trường quen thuộc của mình. Chính vì vậy, để phần nào tạo sự thoải mái cũng như cung cấp cho các bạn cái nhìn sơ bộ về bộ môn này, chúng tôi đã tổng hợp 10 câu hỏi thường gặp nhất đến từ các bạn lặn mới hoặc chưa từng lặn bao giờ.
An toàn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Delight Diving là một trong 8 trung tâm lặn tại Việt Nam được chứng nhận bởi SSI, với Huấn luyện viên giàu kinh nghiệm. Chúng tôi luôn tuân thủ các quy trình an toàn nghiêm ngặt và tất cả các thiết bị lặn đều được kiểm tra thường xuyên. Quy trình ứng phó khẩn cấp và bảo hiểm DiveAssure được áp dụng trong suốt quá trình đào tạo.
Một khóa học lặn cơ bản sẽ bao gồm 3 phần:
- Lý thuyết: Phần này bạn sẽ học trực tuyến bằng tài liệu tiếng Anh. Trong quá trình học bạn sẽ được HLV giải thích lại toàn bộ bằng Tiếng Việt kết hợp thực hành để bạn nhớ nhanh và nhớ lâu. Sau khi học xong lý thuyết, bạn sẽ được yêu cầu hoàn thành 1 bài thi cuối khóa gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm.
- Thực hành tại hồ bơi: Đây sẽ là bước đầu tiên để bạn thực hành sử dụng thiết bị lặn, tập thở dưới nước sử dụng mồm thở và học một số kĩ năng cơ bản trong môi trường nước êm và cạn để bạn làm quen và tạo cho mình sự tự tin ban đầu.
- Thực hành ở biển: Bạn sẽ lặn tổng cộng 4 ca ở biển. Ở phần này, bạn sẽ học tiếp tất cả những kĩ năng còn lại trong khóa học, tập di chuyển trong môi trường nước biển, kiểm soát độ cân bằng trong nước và đặc biệt đây cũng là dịp để bạn thực sự cảm thấy mình bắt đầu trở thành một thợ lặn giải trí.
Dưới đây là một số địa điểm lặn phổ biến ở Việt Nam:
-
Nha Trang:
- Với bờ biển dài và nước biển trong xanh, Nha Trang là điểm đến lặn nổi tiếng. Có nhiều đảo nhỏ xung quanh như đảo Hòn Mun, nơi có rừng san hô và hệ sinh thái biển đa dạng.
-
Phú Quốc:
- Đảo ngọc Phú Quốc nổi tiếng với cảnh đẹp biển tuyệt vời và độ sâu biển lý tưởng cho hoạt động lặn. Khu vực Ganh Dau và An Thoi có nhiều điểm lặn hấp dẫn.
Trong trường hợp bạn không biết bơi hoặc bơi chưa tốt, bạn vẫn có thể học lặn. Tuy nhiên, biết bơi sẽ là một lợi thế lớn khi bạn đã dạn nước và đã biết cách di chuyển trong môi trường nước. Nhưng bạn không cần phải quá lo lắng, HLV của chúng tôi sẽ hỗ trợ cũng như đảm bảo an toàn cho bạn trong quá trình học.
Chi phí khóa học bao gồm: Giáo trình trực tuyến (Tiếng Anh), Trang thiết bị lặn trong thời gian học, Chi phí hồ bơi và tàu lặn, ăn trưa trên tàu, trà, cà phê,.., Xe đưa đón từ khách sạn, Phí cấp chứng chỉ lặn quốc tế SSI, Bảo hiểm lặn trong khoá học của Dive Assure
Bạn có thể lặn không cần chứng chỉ. Bạn có thể lựa chọn chương trình TryScuba của SSI được thiết kế dành cho những bạn chưa lặn bao giờ và chưa có kinh nghiệm lặn trước đó. Chương trình này sẽ là bước đầu tiên giúp bạn trải nghiệm bộ môn lặn bình khí và nếu sau khi thử bạn cảm thấy yêu thích bộ môn này thì có thể đăng kí học một khóa Lặn bình khí cơ bản để lấy chứng chỉ.
Hoàn toàn không. Khi lặn với Delight Diving, dịch vụ của chúng tôi đã bao gồm tất cả thiết bị lặn cần thiết cho bạn và theo size của bạn. Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là một sức khoẻ tốt và tinh thần sẵn sàng phiêu lưu, khám phá
Được bạn nhé. Tùy theo độ cận của bạn, chúng tôi sẽ chuẩn bị kính lặn có độ cận tương ứng và bạn có thể lặn bình thường như những bạn lặn khác.
Tùy theo bạn bị xoang nặng hay nhẹ. Đối với trường hợp triệu chứng nhẹ, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kĩ hơn. Trong trường hợp xoang nặng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định đi học lặn hoặc đặt tour lặn.
Hầu hết những người hỏi câu hỏi này đều đã từng bơi ở hồ sâu và cảm thấy khó chịu ở tai. Việc đau tai này là do sự mất cân bằng áp suất giữa ống tai giữa và áp suất của nước ở bên ngoài. Bạn sẽ được đào tạo cách xử lý sự mất cân bằng này khi tham gia bất kỳ khóa học lặn nào.
Để có được sự cân bằng phù hợp và tránh sự khó chịu ở tai do các mức áp suất khác nhau không khó và thông thường thì điều này được thực hiện thông qua việc cân bằng tai thường xuyên trong quá trình đi xuống bằng kĩ thuật Valsalva. Khi bạn đã học được cách cân bằng tai đúng cách, đau tai sẽ hiếm khi trở thành vấn đề đối với bạn khi đi lặn.
Tùy theo trình độ bạn được đào tạo sẽ quyết định bạn đươc phép lặn sâu bao nhiêu.
- Đối với chứng chỉ Open Water Diver của SSI, bạn có thể lặn đến độ sâu tối đa 18m.
- Với chứng chỉ Advanced Adventurer, bạn có thể lặn đến tối đa 30m
- Nếu bạn là người yêu thích độ sâu, bạn có thể lấy chứng chỉ kĩ năng chuyên môn Lặn sâu (Deep Diving Specialty) cho phép bạn lặn đến 40m. 40m đã là giới hạn độ sâu của Thợ lặn giải trí.
Chứng chỉ lặn SSI của bạn là vô thời gian và bạn không cần gia hạn nó. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã không đi lặn quá lâu (trên 6-8 tháng), bạn có thể học thêm 1 khóa Lặn ôn để củng cố lại kiến thức và lấy lại sự tự tin dưới nước.